TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG THỂ

KHÁI NIỆM CHIẾN LƯỢC MARKETING

Theo BusinessDictionary, Chiến lược Marketing là một chiến lược của doanh nghiệp kết nối toàn bộ các mục tiêu marketing trong một kế hoạch hoàn chỉnh.  Một chiến lược marketing tốt nên được xây dựng bắt nguồn từ các kết quả nghiên cứu thị trường và tập trung vào việc kết hợp sản phẩm phù hợp để đạt được tiềm năng lợi nhuận tối đa và duy trì hoạt động kinh doanh.

Chiến lược Marketing là nền tảng của kế hoạch marketing và truyền thông.

Hiểu một cách đơn giản, Marketing là việc đáp ứng nhu cầu; cung cấp giá trị cho khách hàng mục tiêu một cách tốt hơn, nhanh hơn đối thủ cạnh tranh. Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thể hiện để đạt được mục tiêu Marketing.

Chiến lược Marketing thường giải quyết các vấn đề: Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp; Đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong cùng 1 phân đoạn, phân khúc thị trường; Khách hàng tiềm năng và khách hàng mục tiêu. Mong muốn, nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Đặc biệt marketing hiện đại tập trung nghiên cứu sâu Insight (khao khát chưa được bộc lộ) của khách hàng; Sản phẩm và dịch vụ đem lại giá trị và giải quyết vấn đề của khách hàng; Marketing Mix: Sản phẩm / Giá cả / Phân phối / Quảng cáo và Truyền thông; Ngân sách dành cho hoạt động Nghiên cứu phát triển sản phẩm và ngân sách truyền thông marketing…

GIẢI PHÁP TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG THỂ

Tư vấn chiến lược Marketing là quá trình nghiên cứu và tư vấn xây dựng các hoạt động Marketing trong vòng 1 – 3 năm, bao gồm việc xác định khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu và định vị thương hiệu trên thị trường mục tiêu đó. Đồng thời xây dựng các mục tiêu về marketing, như mức độ nhận biết thương hiệu, thị phần của thương hiệu và các hoạt động tiếp thị
để đạt các mục tiêu Marketing.

Đội ngũ chuyên gia và chuyên viên của AdTrueDigital là những người giàu kinh nghiệm sẽ đồng hành cùng Doanh nghiệp trong quá trình xây dựng chiến lược Marketing.  Các bước triển khai một chiến lược Marketing bao gồm:

1. Nghiên cứu môi trường bên ngoài (Thị trường, thị phần và đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp)

2. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu và phân tích nhu cầu tiềm ẩn (customer insights) của khách hàng.

3. Nghiên cứu điểm mạnh, năng lực cốt lõi và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghiên cứu hiện trạng hoạt động
Marketing của doanh nghiệp.

4. Đề xuất gía trị.

5. Khác biệt hoá và chiến lược định vị thương hiệu.

6. Marketing Mix: chiến lược sản phẩm, phân phối, định giá và định hướng truyền thông.

7. Xây dựng Thông điệp truyền thông và xác định mục tiêu truyền thông.

8. Xây dựng Chiến lược truyền thông tổng thể (ý tưởng, thông điệp, kịch bản xuyên suốt theo lộ trình và phân bổ cho từng nhóm khách hàng).

9. Kế hoạch truyền thông chi tiết (kịch bản chi tiết theo từng giai đoạn, thông điệp và nội dung chi tiết từng giai đoạn).

10. Sản phẩm phục vụ truyền thông.

11. Các kênh truyền thông.

12. Công cụ, biểu mâũ đo lường và giám sát.

13. Triển khai. 14. Xử lý khủng hoảng

GIẢI PHÁP PHÙ HỢP VỚI DOANH NGHIỆP NÀO?

Tư vấn chiến lược Marketing tổng thể là giải pháp hoàn hảo cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp doanh nghiệp đưa ra được bản chiến lược Marketing bao gồm các vấn đề:

– Thị trường mà doanh nghiệp sẽ cạnh tranh là gì?

– Khách hàng của doanh nghiệp là ai?

– Sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp sẽ được định vị như thế nào?

– Tại sao khách hàng phải mua hàng của doanh nghiệp mà không phải là hàng của đối thủ cạnh tranh?

– Doanh nghiệp sẽ thực hiện những cải tiến, thay đổi gì liên quan đến sản phẩm, giá, kênh phân
phối, truyền thông,…

Đặc biệt, giải pháp tư vấn chiến lược Marketing tổng thể sẽ phù hợp với các doanh nghiệp:

1. Doanh nghiệp chưa hề có kinh nghiệm xây dựng chiến lược/ kế hoạch Marketing tổng thể
2. Doanh nghiệp đã có mục tiêu cho thương hiệu và doanh số, nhưng chưa biết làm sao để đạt được doanh số đó.
3. Doanh nghiệp đã từng thực hiện hoạt động truyền thông, quảng cáo (Marketing) nhưng không đạt được hiệu quả như mong muốn.

QUY TRÌNH TƯ VẤN:

Bước 1: Nghiên cứu thị trường, thị phần, đối thủ cạnh tranh của thương hiệu

Bước 2: Nghiên cứu thương hiệu: triết lý kinh doanh, sứ mệnh, tầm nhìn thương hiệu, định vị thương hiệu, văn hóa kinh doanh của tổ chức, giá trị cốt lõi, năng lực cạnh tranh…

Bước 3: Xây dựng Mô hình SWOT của thương hiệu và các đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Xây dựng Brand scan hay còn gọi là “phẫu đồ hình ảnh thương hiệu”

Bước 4: Lựa chọn Mô hình phát triển chiến lược cho từng dòng sản phẩm/ dịch vụ

Bước 5: Phân tích Marketing Mix: chiến lược sản phẩm/ chiến lược phân phối/ chiến lược định giá/ chiến lược truyền thông. Lựa chọn chiến lược mũi nhọn trong phạm vi/ ngân sách cho phép.

Bước 6: Xây dựng cho chiến lược truyển thông Marketing tổng thế và các kế hoạch triển khai

Bước 7: Ngân sách cho chiến lược truyển thông Marketing

Bước 8: Theo dõi thực hiện, giám sát, đánh giá và tổng kết